VNkeyboard_arrow_down
X

Về con người Mai Châu Hideway Resort

Ngày đăng: 17.02.2021

Khi lớp sương mù dần tan biến, những ngôi nhà sàn nhỏ với thấp thoáng bóng dáng người dần hiện lên. Ẩn đằng sau những dãy núi trùng điệp, cánh đồng ruộng xanh bát ngát, là cả một nét văn hóa đặc trưng của những bản làng cổ, nơi người dân địa phương đã vun đắp dựng xây từ bao đời nay.

Ở thung lũng Mai Châu, các dân tộc cùng sinh sống với nhau như Dao – Mường – Thái – Mông – Kinh – Tày, vì vậy cả một vùng luôn đa dạng các màu sắc dân tộc từ đặc trưng, nếp sống, văn hóa.

Trong vùng, lễ hội của các dân tộc cũng được chú trọng bảo tồn, phục dựng. Trong đó, lễ hội Chá Chiêng thể hiện nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc, tình cảm, ân nghĩa, uống nước nhớ nguồn, khả năng sáng tạo trong sản xuất và hoạt động nghệ thuật; trai gái được tự do yêu đương, tìm hiểu; cả bản cùng hưởng thụ thành quả lao động, thành quả văn hóa, được đắm say trong những bài mo kể về trời đất, sinh hoạt cộng đồng và các sự tích... Lễ hội Xên Mường mang đậm tính nhân văn sâu sắc, thể hiện tấm lòng tri ân của Nhân dân tới công lao to lớn của các vị nhân thần, tiền bối và cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình ấm no, hạnh phúc. Lễ hội Gầu Tào là nét đẹp truyền thống của của người Mông 2 xã Hang Kia - Pà Cò được giữ gìn và phát triển trong những năm qua. Người dân duy trì nghề truyền thống như: dệt thủ công, thêu thùa thổ cẩm, nhuộm chàm, vẽ sáp ong, nghề rèn… Ngoài ra, ẩm thực đặc trưng của người Mông nơi đây tạo được nét riêng biệt với các sản phẩm: rượu ngô, thắng cố, gà đen, lợn bản, măng rừng... Trong lễ hội Gầu Tào của người Mông mong ước mùa màng bội thu, cầu cho sức khỏe của bản làng, người người khỏe mạnh, hạnh phúc, ăn nên làm ra, trồng trọt, chăn nuôi sinh sôi, nảy nở. Tiếng khèn Mông vang vọng núi rừng thể hiện được nỗi niềm, chất chứa thiết tha, bồi hồi của những chàng trai, cô gái Mông đầy sức sống mãnh liệt.

Tin tức khác
Đánh giá
close
Tất cả bình luận
Xem thêmarrow_drop_down
Rút gọnarrow_drop_up