Đến với vùng núi cao Tây Bắc, bạn không chỉ được ngắm cảnh đẹp hay thưởng thức ẩm thực, mà còn có dịp khám phá những nghi lễ truyền thống độc đáo của người dân tộc thiểu số. Trong đó, múa chuông người Dao là một nét văn hóa đặc biệt, gắn liền với đời sống tâm linh của dân tộc. Điệu múa tưởng đơn giản nhưng lại ẩn chứa ý nghĩa sâu sắc, khiến ai chứng kiến cũng muốn tìm hiểu thêm.
Múa chuông người Dao là gì?
Nếu bạn từng đến vùng cao vào mùa lễ hội, có thể sẽ bắt gặp hình ảnh một người đàn ông Dao mặc áo dài truyền thống, đầu quấn khăn đỏ, tay cầm chiếc chuông nhỏ vừa múa vừa lắc chuông theo nhịp trống. Đó chính là múa chuông – một nghi thức quan trọng trong các lễ cúng của người Dao đỏ.
.png)
Múa chuông người Dao - vũ điệu ngân vang giữa núi rừng Tây Bắc (nguồn: Báo Lào Cai điện tử)
Múa chuông thường xuất hiện trong lễ cấp sắc, một nghi lễ đánh dấu bước trưởng thành của người đàn ông Dao. Khi được cấp sắc, họ chính thức trở thành người có thể làm lễ, cúng bái tổ tiên, bảo vệ gia đình và cộng đồng khỏi tà khí. Trong buổi lễ ấy, múa chuông là phần không thể thiếu – được xem như cách để gọi tổ tiên về, mời thần linh chứng giám.
Ngày nay, dù cuộc sống hiện đại đã thay đổi nhiều, người Dao vẫn giữ gìn múa chuông như một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần. Với du khách, đây là một trải nghiệm hiếm có để hiểu sâu hơn về một nét văn hóa truyền thống đã tồn tại hàng trăm năm giữa núi rừng.
Xem thêm: Khám phá câu hát Páo dung của người Dao khiến du khách say mê
Điệu múa chuông – Vũ điệu tâm linh giữa núi rừng người Dao
Điệu múa chuông người Dao là một phần không thể thiếu trong các nghi lễ tâm linh và lễ hội truyền thống. Trước đây, điệu múa này thường do các thầy cúng và nam giới đã trải qua lễ cấp sắc thực hiện, đặc biệt trong các nghi lễ quan trọng như lễ cấp sắc, lễ cúng tổ tiên hay lễ cầu mùa.
Tuy nhiên, ngày nay, múa chuông đã trở thành một phần của các hoạt động văn hóa cộng đồng, được biểu diễn bởi cả nam và nữ trong các dịp lễ hội, sự kiện văn hóa, nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Điều này không chỉ giúp giữ gìn truyền thống mà còn tạo điều kiện cho thế hệ trẻ hiểu và trân trọng giá trị văn hóa của dân tộc mình.
Họ mặc trang phục truyền thống: áo dài chàm, thắt đai lưng đỏ, đội khăn và cầm chiếc chuông đồng nhỏ. Mỗi bước đi, động tác giơ tay, cúi đầu hay xoay người đều có ý nghĩa riêng. Có lúc động tác nhẹ nhàng, chậm rãi, có lúc lại mạnh mẽ và dứt khoát, như đang giao tiếp với một thế giới linh thiêng mà chỉ những người thực hiện mới hiểu.
.png)
Chiếc chuông nhỏ là vật không thể thiếu trong điệu múa chuông người Dao (nguồn: Vietnam Plus)
Chiếc chuông nhỏ là vật quan trọng nhất trong điệu múa. Nó không chỉ để tạo ra tiếng động mà còn có mục đích “đánh thức” thần linh, thông báo cho tổ tiên biết con cháu đang thực hiện nghi lễ. Cùng với chuông, tiếng trống vang lên từ một góc khác cũng giúp giữ nhịp và tạo không khí linh thiêng cho nghi thức.
Điệu múa chuông người Dao mang nhiều ý nghĩa sâu sắc trong các nghi lễ và hoàn cảnh khác nhau. Trong lễ cấp sắc, điệu múa đánh dấu sự trưởng thành và khả năng gánh vác trách nhiệm của người đàn ông trong cộng đồng. Khi được thực hiện trong lễ cúng tổ tiên, múa chuông là cách người Dao kết nối với tổ tiên, gọi hồn và cầu nguyện cho sự bình an.
.png)
Người Dao biểu diễn điệu múa chuông (nguồn: làng văn hóa - du lịch các dân tộc việt nam)
Trong lễ hội mùa màng, điệu múa mang ý nghĩa cầu xin một mùa màng bội thu, bảo vệ cộng đồng khỏi thiên tai và bệnh tật. Ngoài ra, múa chuông còn được sử dụng để cầu sức khỏe và may mắn cho người bệnh, hoặc trong các dịp đặc biệt như lễ cưới hay sinh nhật, để gửi gắm những lời cầu nguyện cho sự an lành và thịnh vượng.
Điệu múa có thể kéo dài từ vài phút đến hàng chục phút tùy vào nghi lễ, nhưng dù dài hay ngắn, người múa luôn thực hiện với sự tập trung cao độ và tôn kính. Chính vì vậy, dù người xem không hiểu hết ý nghĩa, họ vẫn cảm nhận được sự trang nghiêm và linh thiêng tỏa ra từ điệu múa.
Xem thêm: Nét đẹp và ý nghĩa trong trang phục người Dao
Bạn có thể chứng kiến múa chuông ở đâu, vào dịp nào?
Điệu múa chuông người Dao không phải lúc nào cũng dễ dàng bắt gặp. Bởi lẽ, nó thường gắn liền với những nghi lễ tâm linh đặc biệt trong cộng đồng người Dao. Tuy nhiên, nếu bạn có dịp đến vùng núi phía Bắc, bạn sẽ có cơ hội chứng kiến điệu múa này trong các dịp lễ hội truyền thống. Những nơi như Sapa, Bắc Hà, Yên Bái, Lào Cai hay Mai Châu đều là các điểm đến lý tưởng để tìm hiểu văn hóa người Dao.
.png)
Ngày này, múa chuông người Dao được biểu diễn như một hoạt động du lịch văn hóa (nguồn: Youtube)
Tại Mai Châu, nơi nổi tiếng với sự đa dạng văn hóa của các dân tộc thiểu số, bạn cũng có nhìn thấy múa chuông người Dao. Điệu múa thường xuất hiện trong các lễ cấp sắc, lễ cúng tổ tiên hoặc lễ hội mùa màng. Đây là những dịp người Dao cầu mong mùa màng bội thu, gia đình bình an và bản làng no đủ. Các lễ hội này thường diễn ra vào cuối năm hoặc đầu xuân, khi tiết trời mát mẻ và không khí lễ hội tràn ngập khắp bản làng.
Nếu bạn đang tìm kiếm một nơi lý tưởng để thư giãn và trải nghiệm văn hóa địa phương, Mai Chau Hideaway Lake Resort sẽ là nơi không thể bỏ qua. Resort nằm bên hồ, giữa khung cảnh thiên nhiên yên bình và hoang sơ. Bạn có thể tận hưởng không khí trong lành, nghỉ ngơi trong không gian sang trọng và chuẩn bị cho hành trình tiếp theo ở Mai Châu. Đặc biệt, từ đây, bạn cũng có thể dễ dàng tiếp cận các bản làng người Dao để hiểu thêm về văn hóa và phong tục của họ.
Mỗi điệu múa là lời nguyện cầu gửi gắm bao tâm tình của người Dao đến với tổ tiên và đất trời. Dù bạn là người ưa khám phá văn hóa hay chỉ đơn giản muốn hiểu thêm về cuộc sống nơi núi rừng, múa chuông người Dao chắc chắn sẽ mang lại cho bạn những cảm xúc đặc biệt. Và nếu có dịp đến với Mai Châu hay các vùng có cộng đồng người Dao sinh sống, đừng quên dành thời gian để lắng nghe tiếng chuông vang lên giữa đại ngàn – âm thanh của sự tĩnh lặng, kết nối và linh thiêng.